MENU

Hệ Sau đại học

Chương trình sau đại học của trường đại học Nihon Fukushi

Đây là chương trình được xây dựng dựa trên sự kết hợp và phát triển từ các khoa giáo dục với 4 ngành nghiên cứu (7 chuyên ngành). Mục tiêu của chương trình sau đại học là đào tạo ra các chuyên viên chăm sóc, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo xuất sắc hỗ trợ trong lĩnh vực phúc lợi và y tế, cân nhắc đến các yếu tố xã hội khu vực, ngành công nghiệp và xã hội quốc tế.

Hệ Sau đại học: Khoa nghiên cứu Phúc lợi xã hội (chương trình thạc sĩ)

Chuyên ngành Phúc lợi xã hội (Đào tạo từ xa)

Đây là chuyên ngành tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy phong phú của chương trình giáo dục sau đại học do Khoa đào tạo sau đại học Trường đại học Nihon Fukushi xây dựng từ trước đến nay để tiến hành giáo dục và nghiên cứu phúc lợi xã hội quán triệt quan điểm ở cả hai khía cạnh chính sách và lâm sàng. Đây là chương trình đào tạo sau đại học theo hình thức vừa học vừa làm, được xây dựng với mục đích đào tạo và phát triển nhà lãnh đạo ở những nơi hỗ trợ phúc lợi xã hội, sinh viên có thể theo học vào thời gian rảnh thông qua Internet. Chương trình là nơi tìm kiếm những người “Mong muốn trở về nơi bắt đầu để học lại” trong quá trình làm việc hàng ngày, những người muốn tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề khó ngay trước mắt và những người muốn khai thác các chế độ phúc lợi xã hội tương lai thông qua nghiên cứu thực tế.

Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng

Trong xã hội hiện đại với xu hướng tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số tăng cũng như mức độ chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng như hiện nay đã kéo theo rất nhiều hệ lụy như lạm dụng trẻ em và người cao tuổi, tăng trầm cảm và tự sát ở nhóm người trung niên, trốn học và sống biệt lập trong thời gian dài, v.v... Trong tình hình như vậy, tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học lâm sàng sẽ phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ và hiểu rõ "cảm xúc”, còn phúc lợi xã hội học thì phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ và hiểu rõ về mặt "cuộc sống”. Đây là chuyên ngành được ra đời theo xu hướng xã hội và yêu cầu của thời đại, mục tiêu của chương trình là đào tạo các chuyên gia về tâm lý lâm sàng dựa trên những hiểu biết về phúc lợi xã hội. Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, việc tiếp cận với cộng đồng thông qua giáo dục học lâm sàng, tâm lý học công nghiệp lâm sàng, hỗ trợ nạn nhân tội phạm, v.v... đang ngày càng được chú trọng và chuyên ngành học tâm lý học lâm sàng cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Hệ Sau đại học: Khoa nghiên cứu Quản lý y tế - phúc lợi (Chương trình thạc sĩ)

Chuyên ngành Quản lý y tế - phúc lợi

Tại các cơ sở y tế phúc lợi, nơi mà sinh viên y khoa tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học sẽ làm việc, hiện đang rất cần khả năng quản lý trên cả hai phương diện đó là nhu cầu đa dạng của người sử dụng hiện nay và các vấn đề về mặt quản lý. Vì vậy, vào tháng 4 năm 2009, nhà trường đã thành lập “Khoa nghiên cứu Quản lý y tế - phúc lợi” nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại ngày nay. Đây là chương trình đào tạo sau đại học có số lượng rất đông các nhân viên đang làm việc tại các cơ sở y tế, phúc lợi theo học. Chương trình áp dụng việc giảng dạy theo phương thức giáo dục Inter Professional Education (Đào tạo đa chuyên ngành) và xây dựng chương trình học thực tế. Mục tiêu đào tạo của khoa là "Chuyên viên y tế có chuyên môn cao tại các cơ sở y tế, phúc lợi" có kiến thức cùng với sự quan tâm sâu sắc đối với từng lĩnh vực quản lý dịch vụ phúc lợi và quản lý phúc lợi y tế.

Hệ Sau đại học: Khoa nghiên cứu Phát triển xã hội quốc tế (Chương trình thạc sĩ)

Chuyên ngành Phát triển xã hội quốc tế (Đào tạo từ xa)

Hợp tác phát triển quốc tế đang có sự chuyển đổi từ hỗ trợ tập trung vào phát triển kinh tế truyền thống sang phát triển chú trọng vào con người bao gồm giáo dục cơ bản và phát triển phúc lợi khu vực. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, đó là cần hợp tác hỗ trợ nhiều hơn tại cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ trong lĩnh vực phúc lợi khu vực của các nước đang phát triển, bên cạnh các chuyên gia phát triển từ trước đến nay, chương trình học này còn kỳ vọng những người đang làm việc bao gồm giáo viên đang giảng dạy sẽ tham gia vào việc phát triển xã hội khu vực của các nước đang phát triển. Để hoàn thành trách nhiệm phát triển trong tương lai, việc tạo động lực cho mọi người, tận dụng các kinh nghiệm thích hợp, hướng dẫn phân tích chính xác về phương pháp luận và tăng cường năng lực hiểu rõ về nguồn tài nguyên hiệu quả của khu vực đều là những việc làm rất cần thiết nhằm giúp xem xét các kế hoạch của khu vực cùng với các chuyên viên phát triển và công chức nhà nước của quốc gia khác. Nhà trường đang xây dựng chương trình nghiên cứu giáo dục phát triển cho "Chương trình thạc sĩ" của Khoa nghiên cứu phát triển xã hội quốc tế nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.

Hệ Sau đại học: Khoa nghiên cứu Phát triển xã hội phúc lợi (Chương trình tiến sĩ)

Chuyên ngành Phát triển xã hội quốc tế

Mục tiêu của chuyên ngành phúc lợi xã hội là giúp sinh viên trau dồi năng lực độc lập, có thể nghiên cứu như nhà nghiên cứu chuyên nghiệp về phúc lợi xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò chính trong việc nghiên cứu, giáo dục phúc lợi xã hội trong tương lai, bên cạnh đó, tại cơ sở phúc lợi xã hội, chuyên ngành còn hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả với các chuyên viên của khu vực hợp tác như nhân viên làm việc chuyên nghiệp có năng lực hướng dẫn và nghiên cứu cao, được trang bị nền tảng phúc lợi xã hội học. Chương trình học bao gồm 3 lĩnh vực “Nghiên cứu đặc biệt về lịch sử và lý luận phúc lợi xã hội”, “Nghiên cứu đặc biệt về lý thuyết kế hoạch và chính sách phúc lợi xã hội” và “Nghiên cứu đặc biệt về hỗ trợ và thực hành phúc lợi xã hội”.

Chuyên ngành Quản lý dịch vụ phúc lợi

Đây là ngành chuyên nghiên cứu phương pháp “Quản lý y tế và phúc lợi” nhằm cung cấp liên tục dịch vụ y tế, phúc lợi an toàn và chất lượng cao cho người sử dụng. Ngoài ra, chuyên ngành còn thông qua các chiến lược, tiếp thị, kế toán, tài chính, kinh doanh đầu tư mạo hiểm để tiến hành nghiên cứu phương pháp quản lý của các doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất và mua bán dụng cụ, thiết bị, vật liệu, thuốc, sản phẩm tài chính, hệ thống thông tin liên quan đến phúc lợi y tế và các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu giáo dục như trên, chuyên ngành còn tiến hành đào tạo và phát triển các chuyên viên có chuyên môn cao, đặc biệt là những người đang làm việc trong lĩnh vực y tế, phúc lợi và nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Chuyên ngành Phát triển xã hội quốc tế (Đào tạo từ xa)

Chuyên ngành này được thành lập vào năm 2002, được đánh giá là chương trình đào tạo sau đại học theo hình thức đào tạo từ xa, có thể truy cập bài giảng từ các khu vực trên thế giới thông qua Internet. Về mặt nghiên cứu, chương trình đóng vai trò là một phần của nghiên cứu “COE thế kỷ 21” với sự thống nhất và hợp tác của tất cả các giáo viên và học viên cao học, về mặt giáo dục, đây là chương trình đã được lựa chọn vào dự án Sáng kiến "Giáo dục đào tạo sau đại học hấp dẫn" của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ được triển khai vào năm 2005. Dựa trên những kết quả và kinh nghiệm đạt được này, chương trình hướng đến mục tiêu đào tạo và phát triển “Nhà nghiên cứu và chuyên viên hướng dẫn với chuyên môn cao có khả năng đào tạo và phát triển các chuyên gia về phát triển xã hội và giáo dục phát triển”. Có thể nắm bắt chìa khóa tiếp cận sự hình thành "xã hội phúc lợi" từ sự phát triển xã hội quốc tế bằng cách xem xét cả hai phương diện về mặt lý thuyết và tại nơi làm việc, từ đó trau dồi năng lực nhận thức sâu sắc. Trong chuyên ngành này, nhà trường tận dụng triệt để các ưu điểm đặc trưng của hình thức đào tạo từ xa, cung cấp nơi học tập nghiên cứu lý thuyết cho các học viên đang phát triển các nghề nghiệp hàng đầu ở khắp nơi trên thế giới, đồng thời khuyến khích sinh viên sử dụng một cách có hệ thống các lĩnh vực đa dạng ở nước ngoài và tự do nghiên cứu. Đội ngũ giảng viên là những nhà nghiên cứu đến từ các lĩnh vực phát triển xã hội và nhà trường cũng đang xây dựng hệ thống hướng dẫn theo mạng lưới hợp tác với những chuyên gia ở các khu vực và trường đại học hàng đầu ở nước ngoài. Kết hợp nghiên cứu, trao đổi thông tin bằng cách sử dụng IT để có thể trò chuyện với người dân và hiểu rõ hơn về các vấn đề trọng điểm của địa phương. Đồng thời, kết nối các cuộc thảo luận trực tiếp do tất cả các giảng viên và học viên thực hiện với hướng dẫn nghiên cứu trực tiếp được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đây chính là môi trường nghiên cứu mà chương trình học này sẽ mang đến cho sinh viên.

Hệ Sau đại học: Ngành nghiên cứu điều dưỡng - Hệ sau đại học (Chương trình thạc sĩ) *Đang trong quá trình xin cấp phép thành lập

Đại học Nihon Fukushi dự kiến thành lập Ngành nghiên cứu điều dưỡng nhằm đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu và giáo dục có thể đóng góp vào việc triển khai hệ thống điều dưỡng dựa trên thực hành điều dưỡng chính xác giúp phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi.